Chiến thuật và chiến lược quân sự Chiến_tranh_La_Mã-Ba_Tư

 Niên biểu của
những cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư
Chiến tranh La Mã - Ba Tư
TCN 
69Sự tiếp xúc đầu tiên giữa người La Mã và người Parthia khi Lucullus xâm lược miền nam Armenia.
66–65Tranh chấp giữa PompeyPhraates III về ranh giới ở sông Euphrates.
53Quân La Mã đại bại trong trận Carrhae.
42–37Quân Parthia tổ chức một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Syria và một vài lãnh thổ La Mã khác nhưng bị Marcus AntoniusVentidius đánh bại.
36–33Chiến dịch bất thành của Antonius. Chiến dịch ở Armenia tuy thành công, nhưng họ lại rút quân, kết quả là người Parthia chiếm đóng ở khu vực.
20Hoà giải cùng người Parthia bởi AugustusTiberius; đưa cờ hiệu La Mã ở Carrhae trở về.
CN 
36Bị người La Mã đánh bại, Artabanus II từ bỏ Armenia.
58–63La Mã xâm lược Armenia; sự giàn xếp với người Parthian về việc ai sẽ làm vua Armenia.
114–117Traianus xuất đại binh đánh Parthia và chiếm được Lưỡng Hà. Tuy nhiên người kế nhiệm Hadrianus trả lại Lưỡng Hà cho Parthia.
161–165Sau một vài chiến thắng ban đầu của Parthia, cuộc chiến ở Armenia (161–163) kết thúc với chiến thắng của La Mã. Avidius Cassius cướp phá thành Ctesiphon 165.
195–197Một cuộc tấn công của Septimius Severus dẫn đến sự thốn thính của người La Mã ở Thượng Lưỡng Hà.
216–217
Caracalla phát động cuộc chiến mới chống lại Parthia. Nhưng tân đế Macrinus bị người Parthia đánh bại trong trận Nisibis năm 217.
Chiến tranh La Mã–Sassanid
230–232
Ardashir I đột kích Lưỡng Hà và Syria, những có lẽ bị Alexander Severus đẩy lụi.
238–244Ardashir xâm lược Lương Hà và quân Ba Tư đại bạ trong trận Resaena. Gordianus III hành quân dọc sông Euphrates nhưng bị đẩy lùi ở gần Ctesiphon trong trận Misiche năm 244.
253Quân La Mã thất bại trong trận Barbalissos.
k. 258–260Shapur I đánh bại và bắt được Valerianus trong trận Edessa.
283Carus cướp phá thành Ctesiphon.
296–298Quân La Mã lại bại tại Carrhae năm 296 hoặc 297. Galerius đánh bại người Ba Tư năm 298.
363Sau chiến thắng tại Trận Ctesiphon, Julianus tử trận ở Samarra.
384Shapur IIITheodosius I chia đôi Armenia.
421–422La Mã trả thù Bahram vì ngược đãi Ki-tô hữu Ba Tư.
440Yazdegerd II đột kích Armenia của La Mã.
502–506Anastasius I cự tuyệt hỗ trợ kinh tế cho người Ba Tư, phát động cuộc chiến tranh Anastasius. Kết thúc với hiệp ước hoà bình 7 năm.
526–532Chiến tranh Iberia. Người La Mã thắng lợi tại DaraSatala nhưng thảm bại tại Callinicum. Kế thúc với "Hoà bình vĩnh cửu".
540–561Chiến tranh Lazica bắt đầu khi người Ba Tư xâm chiếm Syria và phá vỡ "Hoà bình vĩnh cửu". Kết thục với sự sáp nhập Lazica vào La Mã và kết thúc với Hoà ước năm mươi năm.
572–591Chiến tranh vì Caucasus nổ ra khi người Armenia khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Sassanid.
Năm 589, tướng Bahram Chobin khởi binh tạo phản chống lại Hormizd IV.
Khosrau II, con của Hormizd, được quân La Mã và Ba Tư giúp trở lại ngôi. Người La Mã tái mở rộng phạm vi kiểm soát đến (Dara, Martyropolis), IberiaArmenia.
602Khosrau II chinh phạt Lưỡng Hà sau khi Mauricius bị ám sát.
611–623Ba Tư chinh phạt Syria, Palestine, Ai Cập, Rhodes và tiến quân vào Anatolia.
626Liên quân Avar–Ba Tư–Slav thất bại trong cuộc bao vây Constantinopolis
627Quân Ba Tư thảm bại tại Nineveh.
629Sau khi người Ba Tư chấp nhận rút lui từ các lãnh thổ chiếm được, Heraclius đưa Thập giá Đích thực về Jerusalem.

Khi mà La Mã và Đế quốc Parthia chạm trán nhau lần đầu tiên ở thế kỷ thứ 1 TCN, nó cho thấy Parthia có đủ khả năng để dời biên giới của họ đến biển Aegea và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, những người La Mã đã đẩy lùi cuộc xâm lược Syria và Anatolia của Pacorus và Labienus và dần dần có thể tận dụng những điểm yếu trong hệ thống quân đội Parthia, mà theo George Rawlinson, thì quân đội Parthia thích hợp cho phòng thủ hơn chứ công thì khó. Người La Mã, mặt khác, đã liên tục thay đổi và phát triển những "sách lược" của họ kể từ thời Traianus trở đi, và đã đến thời điểm Pacorus thể để có những cuộc tấn công chống lại người Parthia.[107] Giống như nhà Sassanid vào cuối thế kỷ thứ 3 và thứ 4, người Parthia thường tránh phòng thủ lầu dài trước người La Mã ở Lưỡng Hà. Tuy nhiên, khu vực cao nguyên Iran chưa một lần bị thất thủ, bởi vì các quân đội viễn chinh La Mã thường đã mỏi mệt khi họ đến được Hạ Lưỡng Hà, và hệ thống thông tin đã giúp họ thực hiện các cuộc nổi dậy và phản công.[108]

Từ thế kỷ thứ 4 trở đi, càn khôn dịch chuyển, nhà Sassanid Ba Tư trỗi dậy mạnh mẽ và giờ đây họ đã đảm nhận vị trí của kẻ chiếm thế thượng phong. Họ coi nhiều mảnh đất đã bị sáp nhập vào Đế chế La Mã trong thời kỳ Parthia và sơ kỳ Sassanid là hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của Ba Tư.[109] Everett Wheeler nêu ý kiến rằng: "Nhà Sassanid, có một tổ chức hành chính tập trung ở trung ương hơn so với người Parthia, họ có hệ thống bảo vệ lãnh thổ chính thức, mặc dù họ không có một quân đội thường trực cho đến tận đời Khosrau I".[108] Nói chung, người La Mã coi người Sassanid như là một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều so với người Parthia, trong khi người Sassanid coi Đế chế La Mã như một đối thủ xuất sắc.[110]

Về mặt quân sự, nhà Sassanid tiếp tục nối tiếp truyền thống của Parthia khi phụ thuộc vào sự kết hợp giữa xạ thủ bắng cung và thiết kỵ Cataphract, một đội quân kỵ binh hạng nặng bao gồm con em các nhà quý tộc. Ngoài ra, họ cọn sở hữu một đội ngũ voi chiến thu được từ thung lũng Indus, nhưng chất lượng bộ binh của họ thì còn kém xa so với những người La Mã.[111] Quân thiết kỵ Ba Tư đã gieo rắc nhiều thất bại cho bộ binh La Mã, bao gồm cả những đội quận được chỉ huy bởi Crassus năm 53 TCN,[112] bởi Marcus Antonius năm 36 TCN và bởi Valerianus trong 260 TCN. Sự cần thiết để đối phó với mối đe dọa này đã dẫn đến sự ra đời của đơn vị cataphractarii trong quân đội La Mã;[113] kết quả là, kỵ binh được trang bị giáp nặng đã trở thành thành phần quan trọng cả quân đội La Mã lẫn quân đội Ba Tư kể từ thế kỷ thứ 3 và cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc. Người La Mã đã đạt được và duy trì được sự tinh tế cao trong khâu công và phá thành và đã phát triển một loạt loại máy móc công thành. Mặt khác, người Parthia là khá yếu trong khâu công thành; lực lượng kỵ binh của họ phụ hợp hơn với chiến thuật vừa đánh vừa chạy, chiến thuật đã giúp họ đã bại đại quận vây thành của Antonius năm 36 TCN. Mọi chuyện thay đổi cùng với sự trỗi dậy của nhà Sassanid, khi mà đế quốc La Mã gặp phải một đối thủ không kém lành nghề trong nghệ thuật đánh thành, những người đã học cách sử dụng các sử dụng các loại vũ khí công thành như máy lăng đá, máy công thành cũng như tháp vây thành mà họ chiếm được từ người La Mã.[114]

Đến cuối thế kỷ thứ 1, La Mã đã tổ chức việc bảo vệ biên giới phía đông của mình bằng một hệ thống thành trì được gọi là limes, một hệ thống sau khi cải tiến bởi Diocletianus đã tồn tại đến tận cuộc chinh phạt của người Hồi giáo thế kỷ thứ 7.[115] Giống như những người La Mã, nhà Sassanid cho xây dựng các thành trì phòng thủ ở phía đối diện với lãnh thổ của đối phương. Theo R. N. Frye, dưới triều Hoàng đế Shapur II, hệ thống thành trì phòng thủ của Ba Tư đã được mở rộng và rất có thể là họ đã bắt chước cách thức xây dựng limes của Diocletianus ở biên giới Syria và Lưỡng Hà của Đế quốc La Mã. Các đơn vị biên giới của La Mã được biết đến với tên gọi limitanei và họ phải thường xuyên đối mặt với người Lakhmid, một bộ tộc thường xuyên hỗ trợ người Ba Tư trong những cuộc xung đột với người La Mã. Shapur đã gây dựng nên một đội quân thường trực nhằm chống lại những bộ tộc Ả Rập khác ở sa mạc, đặc biệt là với những đồng minh với La Mã. Shapur cũng đã cho xây dựng một hệ thống thành trì dựa trên mô hình của hệ thống limes của người La Mã mà người Sassanid rất hâm mộ.[116]

Vào thời điểm nhà Sassanid khai quốc, một số nước đệm tồn tại giữa hai đế quốc. Các nước này đều bị sáp nhập vào đại quốc theo thời gian và vào thế kỷ thứ 7, nước đệm cuối cùng là vương quốc của người Lakhmid Ả Rập của Al-Hirah cũng đã được sáp nhập vào đế chế Sassanid. Frye nhấn mạnh rằng, vào thế kỷ thứ 3, các quốc gia này đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa La Mã và Sassanid, nhưng cả hai đế quốc đã dần dần thay thế chúng bằng một hệ thống phòng thủ có tổ chức được điều hành trực tiếp từ chính quyền trung ương và dựa trên hệ thống limes cũng như các thành trì biên giới kiên cố như Dara.[117] Những nghiên cứu và đánh giá so sánh Sassanid và Parthia gần đây đã khẳng định tính ưu việt của nhà Sassanid trong khâu xây dựng vũ khí công thành, kỹ thuật và tổ chức quân đội,[118] cũng như khả năng trong việc xây dựng các công trình phòng thủ kiên cố.[119]

Đã có những bằng chứng khảo cổ học về một dạng sơ kỳ của vũ khí hoá học được phát hiện trong một địa đạo được sử dụng trong trận Dura-Europos năm 256.[120][121][122]

Người Ba Tư dường như không muốn sử dụng đến hải quân.[123] Chỉ có một vài trận đánh nhỏ lẻ tẻ có sự tham gia của hải quân Sassanid trong những năm 620-23 và trận đánh lớn nhất có sự tham gia của hải quân Đông La Mã là cuộc bao vây thành Constantinopolis năm 626 của liên quân người Avar-Slav.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_La_Mã-Ba_Tư http://www.allempires.com/article/index.php?q=sass... http://www.allempires.com/article/index.php?q=war_... http://www.ancientsites.com/aw/Post/1048936 http://www.derafsh-kaviyani.com/english/sassanian.... http://www.freewebs.com/vitaphone1/history/sozomen... http://www.freewebs.com/vitaphone1/history/sozomen... http://books.google.com/books?id=d9kFAAAAQAAJ&prin... http://www.iranica.com/newsite/index.isc?Article=h... http://www.livescience.com/13113-ancient-chemical-... http://www.questia.com/library/book/the-roman-near...